UBND HUYỆN KINH MÔN TRƯỜNG THCS AN PHỤ
Số: 01c/KH-THCSAP
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
An Phụ, ngày 05 tháng 01 năm 2019
|
KẾ HOẠCH
Tổ chức học tập trải nghiệm cho học sinh năm học 2018 - 2019
I. Mục tiêu giáo dục
- Qua quan sát giúp cho HS tích cực nghiên cứu, tìm ra những giải pháp mới, sáng tạo những cái mới trên cơ sở kiến thức học trên nhà trường và những gì trải qua trong hoạt động thực tiễn, từ đó hình thành ý thức, phẩm chất, kỹ năng sống và năng lực cho HS.
- Tạo cho HS tính chủ động để tham gia vào các khâu của quá trình hoạt động, HS được bày tỏ quan điểm, ý tưởng, được đánh giá và lựa chọn ý tưởng hoạt động, được thể hiện, tự khẳng định bản thân, được tự đánh giá và đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm và của bạn bè ... Từ đó, hình thành và phát triển cho HS những giá trị sống và năng lực cần thiết.
- Tạo cơ hội cho HS được trực tiếp cảm nhận những khó khăn, vất vả và cả những niềm của người lao động qua đó các em có những cảm thông, chia sẻ và ý thức được trách nhiệm học tập của mình.
- Tích hợp, liên môn giáo dục đạo đức, lối sống, lí tưởng sống, kĩ năng sống, giáo dục truyền thống, bản sắc văn hóa của dân tộc.
- Rèn luyện và hình thành cho HS năng lực chủ yếu như: Tự hoàn thiện, thích ứng, hợp tác, khả năng làm việc độc lập, khả năng giao tiếp, ứng xử, có lối sống phù hợp với các giá trị xã hội, khả năng quan sát, thu thập thông tin và viết báo cáo.
- Tạo cho HS tăng thêm niềm tự hào, tự tôn dân tộc góp phần mang lại nhiều vốn sống kinh nghiệm phong phú, những bài học về qui luật, bài học lịch sử ... điều mà không thể cung cấp hết cho HS thông qua các bài học trên lớp.
II. Nội dung
1. Thời gian: 01 ngày, vào ngày 20/01/2019.
2. Địa điểm học tập: Khu di tích K9 Đá Chông và làng văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Thị xã Sơn Tây - TP Hà Nội.
3. Thành phần tham gia
- Học sinh lớp 6,7,8,9 cảu trường (GVCN cho lớp đăng ký và báo cáo về văn thư).
- Ban lãnh đạo nhà trường, CBGVNV, cán bộ y tế và đại diện hội PHHS mỗi lớp.
- Hợp đồng với Công ty du lịch Á Đông Hải Phòng.
4. Hình thức: Trải nghiệm thông qua các hoạt động nghiên cứu, học tập, trò chơi lớn, đánh giá...
5. Phân công nhiệm vụ
5.1. Ban lãnh đạo nhà trường
Thành lập Ban chỉ đạo tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh.
Lập Kế hoạch tổ chức.
5.2. Bộ phận chuyên môn
- Chỉ đạo các nhóm chuyên môn: Xây dựng kế hoạch của bộ môn, hướng dẫn HS tìm hiểu tư liệu và mục đích tìm hiểu qua hoạt động trải nghiệm phù hợp với bộ môn
của mình. Đảm bảo hoạt động trải nghiệm có chất lượng, hoạt động đa dạng, phong
phú gây hứng thú cho HS tích cực tham gia.
- Chỉ đạo GVBM triển khai hướng dẫn HS tìm kiếm tư liệu, chuẩn bị cho chuyến trải nghiệm. GV thực hiện việc tích hợp để cho HS viết báo cáo thu hoạch. Ví dụ như: Môn NVăn, Sử. GDCD tích hợp về nội dung bảo tồn văn hóa di tích lịch sử...
- Phối hợp với Ban tổ chức chỉ đạo việc tiến hành các hoạt động trải nghiệm cho HS.
- Tổ chức các hoạt động: Nghiệm thu, đánh giá sản phẩm của HS sau trải nghiệm; rút kinh nghiệm đối với GV về phương pháp dạy học và năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục.
5.3. Đoàn - Đội
- Triển khai kế hoạch đến các Chi đội, tập hợp các báo cáo tổng kết thực hiện của các Chi đội, đánh giá thi đua đợt 26/03/2019 (tỷ lệ HS tham gia, ý thức chấp hành kỷ luật, kết quả báo cáo qua bài thu hoạch).
- Phân công đoàn viên, BCH đoàn, GV phụ trách Đội tham gia phụ trách khối lớp.
5.4. GVCN
- Cho HS đăng ký trên tinh thần tự nguyện và xây dựng (có đơn đăng ký của PH).
- Hướng dẫn HS chuẩn bị tốt cho hoạt động trải nghiệm theo yêu cầu của BTC.
- Phối hợp với BTC, Chi hội trưởng PHHS và GVCN, GVBM, NV hợp đồng xe, bố trí lực lượng chăm lo, quản lý HS trong suốt hành trình.
- Phân công HS thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm có thể đề xuất các vấn đề các em cần tìm hiểu và báo cáo sau khi kết thúc hoạt động.
5.5. Học sinh
- Đăng ký (có chữ ký của cha mẹ) cho GVCN, thực hiện nghiêm túc sự phân công, quản lý của GVCN.
- Chủ động và tích cực tham gia hoạt động theo kế hoạch.
- Thu thập tư liệu để làm và hoàn thành bài thu hoạch nộp cho Đội theo yêu cầu.
5.6. GV bộ môn
- Tham gia quản lý cùng GVCN và hướng đẫn HS tham gia các hoạt động theo sự phân công của Ban tổ chức và theo đặc thù của bộ môn mình giảng dạy.
- Xác định được ý nghĩa thiết thực của mục tiêu là phát triển giáo dục gắn với thực tiễn, hình thành kỹ năng cho HS.
- Xây dựng kế hoạch, nội dung hướng dẫn học sinh tìm hiểu di tích lịch sử, tự nhiên theo đặc thù bộ môn.
- Biên soạn các phiếu học tập, phiếu khảo sát, điều tra và yêu cầu của bài thu hoạch.
5.7. PHHS
Đại diện PHHS các lớp đi cùng và phối hợp với GVCN, GVBM cùng với Công ty Á Đông quản lý và hỗ trợ học sinh đi lại, ăn uống… cho chu đáo và an toàn.
6. Phương tiện, thiết bị, hậu cần
Công ty du lịch Á Đông chuẩn bị các yêu cầu theo đúng nội dung hợp đồng và
đảm bảo an toàn, tạo không khí vui vẻ, phấn khởi cho học sinh.
7. Chương trình thực hiện
- 6h50’: Xe ô tô và hướng dẫn viên đón học sinh tại trường, thông báo chương trình hoạt động, điểm danh quân số. Trên xe sẽ thông báo nội dung chương trình hoạt động, tổ chức chương trình vui chơi, hát, trò chơi khoa học lý thú ...
- 9h00: Đến địa điểm trải nghiệm K9 Đá Chông. Đoàn nghe hướng dẫn viên thuyết minh, giới thiệu về khu di tích, đưa học sinh đi tham quan tìm hiểu khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và tổ chức .
- 11h00’: Đoàn ăn trưa tại nhà hàng gần khu di tích K9.
- 11h30’: Đoàn khời hành về khu du lịch Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam. Đoàn thăm quan, tìm hiểu nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc anh em trong cả nước từ Bắc vào Nam. Thăm chùa Khơ Me, tháp Chàm, nhà Rông, nhà người Thái, Dao….
- 14h30’: Học sinh tập trung tại sân bãi lớn thanm gia hoạt động Team building do công ty tổ chức.
- 16h00’: Đoàn di chuyển về trường.
8. Kinh phí
- Dự kiến kinh phí: 320.000đ/người (học sinh; GV; PHHS)
- Các khoản chi phục vụ hoạt động trải nghiệm từ nguồn ngân sách trường, huy động XHH phụ huynh học sinh, thầy cô giáo, CBNV tham gia.
9. Đánh giá
- Chú trọng đánh giá các năng lực thông qua hoạt động bằng bài thu hoạch sau trải nghiệm. GVCN,GVBM, Đoàn - Đội cần phải kết hợp đánh giá trước, trong và sau trải nghiệm để thấy được sự chuyển biến tích cực của học sinh: Đánh giá HS trước trải nghiệm thông qua công tác chuẩn bị; trong trải nghiệm thông qua các hoạt động trong lịch trình và báo cáo nghiệm thu; sau trải nghiệm thông qua sự chuyển biến tích cực và hoạt động vận dụng.
- Việc đánh giá được tổng hợp từ các lớp. Báo cáo tổng kết của lớp về Đội để xét duyệt thi đua đợt 26/3/2019.
- Sau khi đánh giá, giáo viên cần động viên, nhắc nhở học sinh để định hướng hình thành và phát triển các năng lực chung, đặc biệt là năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề, NL giao tiếp, NL hợp tác, NL tự quản lý, tạo cơ hội để học sinh được rèn luyện và phát triển trong môi trường lớp, nhà trường và xã hội.
- Việc đánh giá nhận xét chung được BGH thông qua các hoạt động: Tự nghiên cứu, hướng dẫn học sinh trải nghiệm, giao việc, nghiệm thu và rút kinh nghiệm cho học sinh từ đó rút kinh nghiệm cho tổ chức các đợt trải nghiệm trong năm học tiếp theo.
III. Tổ chức thực hiện
- Mỗi khối là một nhóm riêng khối 6 chia làm hai nhóm. Và thực hiện nhiệm vụ do hướng dẫn viên và GVCN phân công nhiệm vụ.
- Mỗi lớp được sự quản lý, hướng dẫn của 1 -> 2 GV, NV (theo sự phân công của Ban tổ chức). Trong đó: 01 GVCN và 01GVBM; NV; phụ trách Đoàn - Đội. Ngoài ra có sự quản lý, giám sát của 01->06 PHHS của lớp.
- Sau khi tham gia hoạt động trải nghiệm, mỗi HS làm bài thu hoạch vào tiết chào cờ ngày 21/1/2019 và nộp báo cáo thu hoạch cho TPT Đội.
Trên đây là Kế hoạch tổ chức trải nghiệm cho HS năm học 2018-2019. Kế hoạch có thể được điều chỉnh cho phù hợp tùy thuộc vào tình hình công việc và thực tế triển khai của nhà trường./.
DUYỆT KẾ HOẠCH
(đã duyệt)
Tăng Thị Mai
|
TM.BAN TỔ CHỨC
NGƯỜI LẬP
(đã ký)
Ngô Thị Hồng
|